Pháp Luật - Đầu Tư

Phát ngôn "công ty này cái gì cũng phụ thuộc vào tôi" và cái kết đuổi việc: Làm nhân viên, đừng tưởng sếp "không có bạn là không thể được"

   
Phát ngôn

Một nhân viên thông minh là một người biết cách quản lí cấp dưới và phối hợp với cấp trên, hiểu được suy nghĩ của sếp, đồng thời vận dụng kiến thức chuyên môn để đề xuất các phương án thích hợp, giúp sếp đưa ra được quyết định đúng đắn hoàn hảo nhất.

 
 

Long, bạn tôi, vừa có một trải nghiệm "nuôi ong tay áo" nhớ đời.

Cậu ấy là chủ của một công ty tiếp thị, và có một giám đốc vận hành tuyệt vời. Cậu ấy hoàn toàn tin tưởng và gần như giao cho anh giám đốc nọ toàn bộ quyền điều hành việc kinh doanh của công ty, còn bản thân Long chỉ tập trung tìm kiếm nguồn vốn và ra đề án.

Thực ra, đối với một nhân viên mà nói, gặp được lãnh đạo như vậy quả thực là vô cùng may mắn. Bởi khi bạn nhận được sự tín nhiệm hoàn toàn của sếp, cũng chính là lúc tương lai tiền đồ của bạn trở nên bao la rộng mở.

Vậy nhưng thế mới lại nên chuyện. Hiện tượng kiêng kỵ nhất trong công sở chính là "ỷ sủng sinh kiêu". Tự cảm thấy bản thân rất tuyệt vời, tự hào quá mức, quá kiêu ngạo về bản thân chính là triệu chứng phổ biến của "căn bệnh chết người" này.

Sau khi được sếp là Long trao quyền thì anh giám đốc nọ bắt đầu có những biểu hiện, suy nghĩ chống đối Long:

1. Coi thường sếp, cả công ty đều dựa vào anh ta.

2. Kéo bè kéo cánh, khiến công ty chia bị chia rẽ nội bộ phân thành hai phái, một bên "đi theo" anh ta, một bên vẫn trung thành với sếp.

3. Công ty không có anh ta chỉ có nước phá sản, nhân viên, khách hàng… đều do anh ta nắm giữ.

4. Hất hàm sai khiến: đối với đồng nghiệp, đối tác đều dùng một kiểu thái độ bề trên, khiến người khác khó chịu.

Anh ta ngày càng kiêu căng, thái độ với sếp cũng theo đó mà càng ngày càng quá đáng. Anh ta tự cho rằng mình một tay che trời, nắm toàn bộ quyền lực, nhưng lại quên mất rằng.

Phát ngôn công ty này cái gì cũng phụ thuộc vào tôi và cái kết đuổi việc: Làm nhân viên, đừng tưởng sếp không có bạn là không thể được - Ảnh 1.

Sếp tin tưởng và trao quyền cho anh ta không phải để anh ta "đánh ngược" lại mình, mà là để anh ta giúp công ty phát triển.

Anh ta kết bè kéo cánh trong công ty với mục đích khiến cho công ty phân chia nội bộ, mất đoàn kết, khiến sếp không thể quản lý nổi. Cứ như vậy, sếp sẽ phải chịu bó tay và tìm đến anh ta, bị anh ta thao túng và phải cho anh ta nhiều quyền lợi, nhiều tiền hơn.

Thật đáng tiếc, không đâu có cái lý "thiếu bóng anh thì trái đất sẽ ngừng quay". Vài tuần sau, cả một đôi 15 người đều bị sa thải. Tất nhiên công ty sẽ gặp khó khăn tạm thời, phải tìm thêm người, bản thân Long cũng phải bắt đầu tìm hiểu và làm quen dần công việc anh giám đốc kia đảm nhận lúc trước, nhưng cũng chính vì vậy mà sau này chắc chắn sẽ không có ai dám qua mặt cậu ấy nữa.

Trên đây là một câu chuyện có thật, nhưng nó không chỉ xảy ra ở công ty của Long mà còn xảy ra hàng ngày, ở rất nhiều công ty khác. Có một câu thế này: "Ai trung tín trong việc rất nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn."

"Tôi mời cậu đến để ngồi lên đầu tôi, ra lệnh cho tôi à?" Tất nhiên là không phải, mà là để giúp đỡ tôi.

Tôi làm bên bộ phận quan hệ công chúng và truyền thông của công ty, vậy bạn có nghĩ chỉ khi sếp tôi biết hết những phóng viên mà tôi quen, viết quảng cáo giỏi hơn tôi, luôn đích thân chủ trì họp báo… thì tôi mới cần nghe theo không?

Đó là điều không thể xảy ra. 

 
Phát ngôn công ty này cái gì cũng phụ thuộc vào tôi và cái kết đuổi việc: Làm nhân viên, đừng tưởng sếp không có bạn là không thể được - Ảnh 2.

Tôi không phải là nhân viên của công ty truyền thông, mà là người phụ trách bộ phận truyền thông của một công ty, cho nên công việc của tôi là vận dụng kiến thức, kinh nghiệm, phán đoán của bản thân, nói cho sếp cách "bọc bìa đẹp" cho "quyển sách" mà anh ấy muốn tung ra thị trường, thu hút được công chúng báo giới, và cuối cùng, vinh quang thuộc về sếp.

Nhận thức đúng đắn là một điều vô cùng quan trọng. Bạn cho rằng không ai biết đó là công sức của bạn sao? Bạn sợ mọi người xung quanh không nhận ra các hoạt động truyền thông của công ty là do bạn lên kế hoạch à?

Họ biết hết, nhưng nếu bạn không ở trong một công ty, không có sếp nào cho ra sản phẩm để bạn tuyên truyền, thì trí tuệ và tài năng của bạn căn bản không có đất dụng. Vậy bạn "kiêu ngạo" cái gì ở đây? Tất nhiên vinh quang sẽ thuộc về sếp, về người lãnh đạo và tạo mọi điều kiện cho các bạn.

Theo tôi, một trong những điều quan trọng nhất của cuộc sống công sở chính là dù cho sếp quyết định thế nào, chúng ta cũng đều phải khiến cho quyết định của sếp trở thành quyết định đúng đắn nhất.

Một nhân viên thông minh là một người biết cách quản lí cấp dưới và phối hợp với cấp trên, hiểu được suy nghĩ của sếp, đồng thời vận dụng kiến thức chuyên môn để đề xuất các phương án thích hợp, giúp sếp đưa ra được quyết định đúng đắn hoàn hảo nhất.

Cuối cùng, xin hãy nhớ lấy một câu: "Kiêu binh tất bại".

Theo Sandy

Trí thức trẻ

Mời bạn đọc xem tiếp: TUYỂN DỤNG

 *  3F VIET FOOD - TUYỂN DỤNG NHIỀU VỊ TRÍ PHỤC VỤ CHO DỰ ÁN MỚI

Các tin tức khác
Hoc tap Bac
mua xuan
law
lawww
HOANG THANH
Tin xem nhiều
Thống kê truy cập
Đang online: 42
Tổng số truy cập: 387737446