Nếu có những đức tính này, bạn được sinh ra để làm giàu bằng nghề sales chuyên nghiệp
Nhân viên kinh doanh hay chính là một người bán hàng là nghề phổ biến, dễ bắt đầu nhưng hoàn toàn không dễ để theo đuổi. Bán hàng hay kinh doanh không chỉ đòi hỏi ở bạn những kiến thức chuyên môn về lĩnh vực mà hơn cả là tố chất "thiên phú”, không chỉ rèn luyện mà có.
Nếu bạn đang có ý định đặt chân vào nghề kinh doanh, hãy thử xem qua những yếu tố dưới đây, xem liệu mình có thích hợp hay không?
Khiêm tốn
Những người bán hàng giỏi luôn biết vị trí của mình ở đâu, và vì thế họ không có thói quen hạ bệ người khác bằng sự đố kỵ. Họ luôn mong muốn trở thành một vị lãnh đạo nhưng không phải ở cương vị quản lý mà là truyền dạy kinh nghiệm cho lớp sau, vì kinh doanh là một nghề vất vả, phải kinh qua nhiều trải nghiệm mới có thể giỏi hơn.
Và vì không bao giờ có người bán hàng giỏi nhất nên họ biết khiêm tốn để có thể phấn đấu mỗi ngày.
Tôn trọng mọi mối quan hệ
Với những người bán hàng, có gì hơn "quan hệ”? Quan hệ càng rộng thì khả năng bán được hàng càng cao, quan hệ càng chân chính thì khách hàng càng tin tưởng.
3 yếu tố nền tảng cấu thành mọi mối quan hệ bền vững với khách hàng là sự tôn trọng, tính dễ bị tổn thương và sự thiện cảm. Một khi nắm vững được các "công cụ” này, sẽ chẳng có đối thủ nào cướp được khách hàng từ tay bạn.
Tham gia vào mọi phương tiện truyền thông xã hội
Sẽ rất hữu ích nếu khách hàng muốn tìm kiếm thông tin về bạn và dễ dàng thấy bạn tương tác nhiệt tình trên các phương tiện truyền thông xã hội. Ở đó, họ biết về bạn, những lĩnh vực bạn đã từng tham gia và thậm chí cả những phản hồi của khách hàng trước của bạn. Từ đó đánh giá được chất lượng công việc của người nhân viên kinh doanh.
Không những thế, sự phát triển của mạng xã hội còn cho phép khách hàng tự tìm đến bạn chứ không phải tương tác một chiều như trước nữa.
Biết đơn giản hóa vấn đề
Cuộc sống rất phức tạp và một nhân viên kinh doanh giỏi là người biết tổng hợp vấn đề, phân tích và đưa ra lời khuyên dễ hiểu nhất cho khách hàng. Phương pháp truyền thông này đòi hỏi cách tiếp cận "ít hơn nhiều”, tức là càng đơn giản hóa vấn đề càng tốt.
Đáp ứng nhu cầu riêng của từng khách hàng
Không khách hàng nào giống khách hàng nào, bởi thế càng phân loại khách hàng rõ ràng bao nhiêu thì càng dễ dàng "chiều chuộng” họ bấy nhiêu. Những người bán hàng giỏi sẽ rất biết cách lấy lòng khách hàng từ cách ăn mặc, nói chuyện hay giọng điệu tư vấn. Bạn nghĩ xem, nếu gặp một khách hàng doanh nhân thì có nên mặc T-shirt, đeo ba lô không?
Biết cách thu hút sự chú ý của khách hàng
Không phải bằng cách trình chiếu các slide vô vị của PowerPoint với các hiệu ứng đóng mở nhấp nháy, người bán hàng giỏi thu hút khách hàng bằng sự hấp dẫn cá nhân, trong giọng điệu, lời nói và cách thể hiện sự quan tâm với nhu cầu của khách hàng.
Tránh suy nghĩ quá nhiều
Nếu bạn là một nhân viên kinh doanh, đừng đắn đo quá nhiều, đó là việc của khách hàng. Dù bạn có dự đoán thế nào thì cuối cùng khách hàng cũng sẽ lựa chọn theo cảm xúc mà thôi. Bởi thế, đừng có suy nghĩ nhiều làm gì, hãy cứ tập trung vào một mục tiêu duy nhất mà thôi.
Đưa ra những quyết định thực tế
Bán hàng là một công việc đòi hỏi tính linh hoạt cao, vì những yêu cầu thực tế đôi khi không hề có trên giấy tờ. Ví dụ như việc giảm giá để chào mời một khách hàng, bạn không chỉ phải thuyết phục khách hàng mà còn phải làm việc với các bên liên quan như nội bộ sản phẩm và các bộ phận vận hành.
Quá trình này là một loạt các quyết định liên tiếp phù hợp với mức độ khẩn cấp của khách hàng. Nếu bạn cân nhắc quá lâu, bạn sẽ không bán được hàng. Nếu bạn hứa hẹn quá nhiều với khách hàng, bạn sẽ khiến họ kỳ vọng cao. Nếu bạn không đưa ra được mức giá cạnh tranh, họ sẽ bỏ đến với đối thủ. Vì thế, để làm được một nhân viên kinh doanh giỏi, bạn phải tự tin với những quyết định của mình.
Luôn có deadline cho công việc
Không có hạn chót cho công việc, bạn dễ dàng bị lạc vào một vòng xoáy không hồi kết, khi thì bận rộn lúc lại nhàn tản. Đây rõ ràng không phải điều kiện thuận lợi cho một công việc đòi hỏi sự trôi chảy nối tiếp nhau. Nếu bạn thực sự muốn có khách hàng và phục vụ những điều tốt nhất cho họ, hãy cố gắng đáp ứng họ càng nhanh càng tốt.
Nhận thức được bản thân
Thể hiện quá nhiều "cái tôi” trước khách hàng là hành vi dễ dàng đánh mất khách hàng tiềm năng nhất. Nhân viên kinh doanh cũng giống như một nghề dịch vụ mà ở đó, thái độ giản dị, tử tế và khiêm tốn sẽ khiến bạn ghi điểm dễ hơn.
Luôn rèn luyện những thế mạnh của bản thân
Đừng nghĩ làm nhân viên kinh doanh thì chỉ có nhiệm vụ gọi điện, trả lời email và tư vấn khách hàng thôi nhé. Dù làm việc ở bất kỳ vị trí, lĩnh vực, nghề nghiệp nào, bạn cũng cần nuôi dưỡng những thế mạnh của bản thân hoặc chú ý nâng cao những khả năng ngoài công việc (như tập thể dục, tham gia các hoạt động xã hội…) Điều đó rất có ích cho công việc cũng như cuộc sống của chúng ta.
Biết lắng nghe
Điều cuối cùng, cũng là điều quan trọng nhất, hãy biết lắng nghe. Khách hàng của bạn thực sự nhận được vô vàn lời tư vấn, nhưng không thực sự được lắng nghe. Lắng nghe trong bán hàng là cách bạn hiểu khách hàng và đưa ra một thông điệp thúc đẩy họ quyết định mua hàng. Bạn sẽ học được nhiều hơn từ việc nghe chứ không phải nói chuyện đâu. Chính những người bán hàng giỏi nhất để xác nhận điều này.
Theo Nhịp sống kinh tế/CNBC
Tổng số truy cập: 387737510