Học hỏi "vĩ nhân của nước Mỹ" và đức tính giúp ông thành công: Ai ai cũng phải biết nếu muốn thành tài!
Tính tự lực là một chủ đề còn khá mới mẻ. Tuy nhiên, gốc rễ của vấn đề lại liên kết tới Benjamin Franklin. Ông là một học giả và là người cha của phương pháp rèn luyện tính tự lực.
Tính tự lực là một chủ đề đáng giá triệu đô. Mỗi năm, hàng ngàn đầu sách được ra đời nhằm giúp người đọc có thể tự giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Đi tới hiệu sách gần nhất, bạn có thể thấy tiêu đề trên các cuốn sách đa số đều đề cập tới sự tự cải tiến. Từ những cuốn sách hướng dẫn bạn tự phát triển sự tự tin, cho tới những cuốn sách mang lại cho bạn lời khuyên về cách để dành khi về già.
Chủ đề tự lực phát triển vào những năm đầu của thế kỉ 20. Đây là thời điểm của những chuyên gia nổi tiếng về sự tự lực như Dale Carnegie và Napoleon Hill cho ra đời thể loại sách này. Nổi tiếng đến độ mà độc giả nghĩ họ chính là cha đẻ của phương pháp này. Nhưng, trên thực tế, gốc tích của vấn đề còn xa hơn vậy. Người thực sự có công cho phương pháp rèn luyện tính tự lực nổi tiếng này là Benjamin Franklin.
Khi nhắc đến những thành tựu của Benjamin Franklin, bạn có thể sẽ chưa nghĩ ngay đến những bài viết về tính tự lực của ông. Điều này hoàn toàn là dễ hiểu, so sánh với việc ông nổi tiếng là đồng tác giả của Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ, người phát hiện và phát triển ra dòng điện tự nhiên của tia chớp, người đặt tên cho pin nguồn điện (chưa kể đến những cách tân trong những nghiên cứu khoa học của ông về sự thay đổi của gió), thì những phát kiến của Benjamin Franklin nhờ vào phương pháp tự lực đa phần đã bị bỏ qua hoặc lãng quên.
Benjamin Franklin. Ảnh: Internet.
Đã tới lúc chúng ta chú ý hơn tới cuốn sách mà Benjamin Franklin đã viết về phương pháp rèn luyện tính tự lực.
Đầu tiên là bài viết của Franklin về "Con đường tới sự giàu có" năm 1758. Trong bài viết, Benjamin Franklin đưa ra những lời khuyên mà giúp đưa ông tới thành công. Đa số những lời giới thiệu của ông được viết ở dạng những cụm từ ngắn, đầy súc tích.
Ví dụ như "Ngủ sớm và dậy sớm khiến ta trở nên khỏe khắn, giàu có và minh mẫn"hoặc "Không có thành công nào mà không có sự hy sinh". Thật đáng tiếc ông không còn sống ở thời đại Facebook, bởi nếu có, có lẽ những bài đăng về các câu nói truyền cảm hứng mà ông đăng tải sẽ vô cùng ấn tượng.
Trong cuốn tự thuật nổi tiếng của Benjamin Franklin, bạn sẽ tìm thấy lời khuyên vững chắc nhất về sự tự lực. Cụ thể là khi ông cố gắng thử sống "mà không mắc lỗi bất cứ giây phút nào".
Khi còn là một thanh niên, Franklin nhận ra đơn giản là cố gắng sống một cuộc sống tốt và xứng đáng không phải là không thể. Ông biết rằng rơi vào lối mòn của những tật xấu là vô cùng dễ dàng, và đó là mối đe dọa thường xuyên cho những ai đang có ý định sống theo một chuẩn mực đạo đức nhất định. Nên để tránh xa những thói quen xấu, ông đã soạn ra 13 đức tính mà bản thân ông có thể áp dụng hàng ngày.
Nếu bạn chú ý hơn tới 13 đức tính này, bạn sẽ nhận ra chúng không nằm trong những cuốn sách viết về tính tự lực, tự lập đang bán chạy ngày nay. Ví dụ, đức tính thứ 5 - Tiết kiệm, đề cập đến việc "Không để lãng phí thời gian, luôn làm điều gì đó có ích; loại bỏ các hành động không cần thiết". Điều này không quá khác so với nội dung của những cuốn sách tự lập được viết ở thế kỉ 21 như là "Tuần làm việc 4 giờ" - cuốn này cho rằng những vấn đề không quan trọng sẽ được dẹp bỏ sang một bên hoặc loại bỏ triệt để, hoặc cuốn "Chủ nghĩa cốt yếu" - cuốn sách này đòi hỏi chúng ta phải cắt bỏ những vấn đề hời hợt và tập trung vào những điều mà tạo nên sự thay đổi.
Hoặc nhìn vào đức tính thứ 11 – Thanh tịnh, "Không nên để tâm tới những chuyện vạt vãnh, hoặc tới những rủi ro thông thường hoặc không đáng đáng có". Quả là một sự chồng chéo với những cuốn như "Sức mạnh của việc suy nghĩ tích cực", hoặc "Nghĩ và làm giàu", bàn về thành công của chúng ta nhưng không phải là bàn về những gì sẽ xảy đến mà là bàn về cách chúng ta đối mặt với chúng.
Hơn nữa, Benjamin Franklin không chỉ kể ra những đức tính mà ông nghĩ là điều giúp ông thành công. Ông cũng chia sẻ về cách ông áp dụng những đức tính này hàng ngày. Cuốn tự truyện của Franklin bao gồm cả một lịch trình về cách ông theo dõi quá trình thể hiện bản thân khi áp dụng những đức tính này để xây dựng chúng thành những thói quen.
Với trang lịch trên, Franklin thêm một chấm đen vào mỗi ô biểu thị những ngày ông thấy bản thân muốn áp dụng một hoặc nhiều hơn một đức tính mà ông đã soạn ra. Mỗi tuần,ông tập trung vào một hoặc nhiều đức tính đã chọn và đảm bảo rằng bản thân ông luôn duy trì đức tính này suốt cả tuần. Nếu Franklin duy trì việc áp dụng chúng liền một tuần thì ông có thể chuyển sang đức tính tiếp theo và cứ thế cho tới khi tờ lịch kia không còn bất kì dấu chấm đen nào cả.
Cho tới ngày nay, chương trình xây dựng thói quen đầy vững chắc này chính là "chiếc đinh ghim" cho sự tự lực. Từ cuốn "Những thói quen nhỏ" tới cuốn "Tốt hơn trước", tất cả đều khuyến khích theo dõi những thói quen đáng khao khát và các hành vi trên lịch theo dõi hàng ngày.
Cuốn tự truyện của Benjamin Franklin quả thực là một dấu mốc của nghệ thuật tự lực. Bằng cách tiếp thu những lời khuyên hết sức hữu ích và thực tế này, độc giả có thể tạo nên sự cải tiến cho chính bản thân họ. Rất nhiều người đã thành công.
Trên thực tế, có một vài người sau khi đọc tự truyện của Benjamin Franklin đã tự tạo ra những tác phẩm về việc tự cải tiến bản thân. Điển hình cho ví dụ những người được cuốn tự truyện của Benjamin Franklin truyền cảm hứng có Dale Carnegie và Stephen Covey, họ là tác giả của "Đắc nhân tâm" và "7 thói quen của người thành đạt", 2 cuốn sách tự lực bán chạy nhất thế kỉ 20.
Lý do cuốn tự truyện của Franklin có tầm ảnh hưởng như một tác phẩm viết về tính tự lực
Có lẽ câu trả lời nằm ở thời gian, và hơn nữa nằm ở địa vị của Benjamin Franklin. Vào cuối thế kỉ 18, một Hoa Kì mới, độc lập đang phát triển nhanh. Người nhập cư từ Châu Âu di cư tới đây với hy vọng có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Ở Mỹ, nền móng chế độ được tìm thấy khác ở Châu Âu, khi không có bất kì tầng lớp quý tộc hay quy chuẩn tinh tế nào được thiết lập để chuyên quyền hay gây ảnh hưởng. Thời mà các cơ hội mở ra cho con người nhiều vị trí và tạo điều kiện cho họ tiến tới thành công.
Vậy nên có lẽ Benjamin Franklin, một người tự vượt lên khỏi đói nghèo và sự tối tăm, đã may mắn tìm thấy những độc giả luôn sẵn sàng lắng nghe lời khuyên về việc làm như thế nào để thành công.
13 đức tính mà "vĩ nhân của nước Mỹ" Benjamin Franklin áp dụng hàng ngày:
1. Chừng mực: Không ăn đến chán, không uống quá nhiều.
2. Yên lặng: Chỉ nói những gì có lợi cho người khác hoặc bản thân, tránh những chuyện vặt vãnh không đâu.
3. Trật tự: Sắp xếp mọi thứ theo trật tự và phân chia công việc theo thời gian dành riêng.M
4. Kiên định: Quyết tâm làm điều phải làm và đã làm thì làm cho bằng được.
5. Tiết kiệm: Không tiêu pha gì khác ngoài những thứ tốt cho bản thân hoặc kẻ khác, chẳng hạn như không hoang phí bất cứ thứ gì.
6. Chăm chỉ: Không phí hoài thời gian vô ích, luôn sử dụng thời gian vào những việc có ích và loại bỏ những việc làm không cần thiết.
7. Thành thật: Không sử dụng mánh khóe để hại người, suy nghĩ ngay thẳng, công bằng và nói đúng những gì nghĩ trong đầu.
8. Công bằng: Không làm điều xấu với bất cứ ai hay gạt bỏ bổn phận của bản thân phải mang lại lợi ích cho người khác.
9. Điều độ: Tránh sự thái quá, hãy chịu đựng những tổn hại chừng nào vẫn nghĩa rằng chúng xứng đáng.
10. Sạch sẽ: Giữ gìn sạch sẽ bản thân, trang phục và nơi ở.
11. Thanh tịnh: Không bị phân tâm bởi những điều vặt vãnh hoặc những rủi ro thông thường hoặc bất khả kháng.
12. Thủy chung: Điều tiết sinh dục, chỉ để duy trì sức khỏe và nòi giống, không vì chán nản, yếu đuối hoặc làm tổn hại đến sự yên bình và thanh danh của bản thân và kẻ khác.
13. Khiêm nhường: Noi gương Chúa Trời và Socrates. Khiêm nhường không phải là yếu đuối, dễ phục tùng hay nhu nhược.
Tổng số truy cập: 387737366