NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CÓ NÊN NHỜ NGƯỜI VIỆT NAM ĐỨNG TÊN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
Tại sao các nhà đầu tư nước ngoài lại có nhu cầu nhờ người Việt Nam đứng tên thành lập doanh nghiệp?
Có thể nói việc nhờ người Việt Nam đứng tên thành lập công ty thay cho nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành thành lập công ty tại Việt Nam trên thực tế vẫn phát sinh nhiều, trong đó chủ yếu rơi vào những lĩnh vực hoạt động dịch vụ và có vốn đầu tư quy mô nhỏ khoảng dưới 300.000 USD. Nhà đầu tư thường đến từ các nước có mối quan hệ đầu tư và văn hóa tương đồng với Việt Nam chúng ta như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản. Những lĩnh vực thường nhờ người Việt Nam đứng tên hộ cụ thể như sau:
- Công ty hoạt động trong lĩnh vực phân phối, xuất khẩu, nhập khẩu;
- Công ty hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng, karaoke, dịch vụ Massage, dịch vụ làm đẹp, dịch vụ kinh doanh bất động sản như cho thuê, dịch vụ lưu trú, dịch vụ phòng khám.
- Dịch vụ cho thuê lại lao động, dịch vụ du lịch lữ hành trong nước.
- Lĩnh vực giáo dục mầm non, trung tâm đào tạo ngoại ngữ.
- Và các dịch vụ khác là lĩnh vực ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Lý do mà nhà đầu tư nước ngoài mong muốn người Việt Nam đứng tên có thể rơi vào trường hợp như sau:
- Lĩnh vực đầu tư kinh doanh theo quy định hạn chế dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài khó tiếp cận được thị trường trong nước, do vậy nếu thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì không được phép cung cấp dịch vụ, hoặc sản phẩm cho thị trường là người tiêu dùng Việt Nam. Ví dụ như trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài sẽ bị hạn chế không được nhận con em Việt Nam dưới 5 tuổi vào học trong trường.
- Lĩnh vực mà Việt Nam chưa mở cửa thị trường theo cam kết WTO hoặc các hiệp định song phương hoặc đa phương khác. Do vậy nhà đầu tư nước ngoài không đủ điều kiện thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài nên họ buộc lựa chọn người đầu tư Việt Nam đứng tên hộ. Ví dụ như cung cấp dịch vụ lữ hành nội địa.
- Lĩnh vực đầu tư có quy định về số lượng vốn đầu tư bắt buộc đối với nhà đầu tư nước ngoài trong khi nhà đầu tư trong nước không có quy định: Ví dụ như Dịch vụ phòng khám đa khoa theo cam kết WTO tối thiểu phải 2 triệu đô.
- Lĩnh vực khi hoạt động theo quy định của pháp luật buộc phải nhiều giấy phép con, thủ tục rườm rà và tốn kém chi phí như dịch vụ nhà hàng ăn uống nếu đủ điều kiện hoạt động phải có giấy phép bán rượu, bán thuốc lá, an toàn vệ sinh thực phẩm, cam kết môi trường, … để hoàn thiện thủ tục trên mất nhiều thơi gian thậm chí không thể làm được do hết quy hoạch….
- Hoặc trong quá trình thành lập nhà đầu tư muốn hoàn thiện thủ tục thành lập nhanh gọn để thực hiện công việc kinh doanh sau đó họ sẽ nhận chuyển nhượng vốn góp theo hình thức mua lại vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam. Ví dụ: Việc thành lập doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối có vốn đầu tư nước ngoài buộc phải có ý kiến đồng ý của bộ công thương theo cam kết WTO Việt Nam, việc xin ý kiến có thể kéo dài khoảng 15 đến 25 ngày làm việc, do đó nhà đầu tư muốn thành lập pháp nhân trước và xin ý kiến bộ công thương sau thì họ chọn hình thức nhờ người Việt Nam đứng tên thành lập doanh nghiệp trong 3 ngày, sau đó họ mới làm thủ tục mua lại phần vốn góp và xin ý kiến bộ công thương sau.
- Nhà đầu tư muốn lựa chọn hình thức đầu tư khác nhau nhằm thực hiện thủ tục hành chính thuận lợi hơn cho nhà đầu tư trong trường hợp cụ thể. Ví dụ, thủ tục đầu tư thành lập công ty của nhà đầu tư nước ngoài khác với thủ tục mua lại vốn góp, cổ phần doanh nghiệp Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài, do vậy tùy thuộc vào thực tế chuẩn bị hồ sơ nhà đầu tư sẽ lựa chọn cách thức nào phù hợp với họ, một trong cách thức họ lựa chọn nhờ người Việt Nam đứng tên thành lập sau đó mua lại phần vốn góp để họ có thể không phải chuẩn bị một số giấy tờ như tài liệu phải hợp pháp hóa lãnh sự hoặc chứng minh địa điểm dự án hợp pháp khi tiến hành đăng ký đầu tư.
Những rủi ro pháp lý khi đứng tên thành lập doanh nghiệp hộ nhà đầu tư nước ngoài:
Việc đứng tên hộ nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành thành lập doanh nghiệp là sự đồng thuận của nhà đầu tư nước ngoài và người Việt Nam, đối với loại giao dịch đồng thuận này sẽ bị vô hiệu do yếu tố vi phạm điều cấm của pháp luật. Cụ thể ở đây là mục đích của giao dịch này là thành lập doanh nghiệp mà trong đó vi phạm khoản 4 điều 17 Luật doanh nghiệp cụ thể " Kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và nội dung hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp”. Theo quy định Điều 123 bộ Luật Dân Sự năm 2015. "Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.
Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.” Như vậy rõ ràng giao dịch dân sự bị vô hiệu.
Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.
Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.” Như vậy rõ ràng giao dịch dân sự bị vô hiệu.
Do giao dịch nhờ người Việt Nam đứng tên thành lập doanh nghiệp bị vô hiệu dẫn đến những rủi ro như sau:
1. Về trách nhiệm tài sản thì công ty phải hoàn trả lại tài sản cho nhà đầu tư nước ngoài, hoặc thực hiện nghĩa vụ liên đới đối với bên thứ 3 bất kỳ trong trương hợp nhà đầu tư yêu cầu hoàn trả lại tài sản.
2. Về doanh nghiệp buộc phải đóng cửa hặc buộc khắc phục phù hợp với việc góp vốn, nếu không khắc phục sẽ bị đóng cửa trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền biết.
3. Đối với các khoản nợ của doanh nghiệp thì doanh nghiệp chịu trên cơ sở vốn góp và tài sản của doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật chịu trách nhiệm liên quan đến thẩm quyền của mình.
4. Về lợi nhuận thu về theo nguyên tắc thỏa thuận, không theo nguyên tắc vốn góp, trong trương hợp nếu theo nguyên tắc vốn góp thì người đứng tên hộ sẽ chỉ nhận lương như nhân viên bình thường.
5. Đối với nhà đầu tư nước ngoài họ quản lý doanh nghiệp thông qua ủy quyền hoặc qua chức danh quản lý như giám đốc, người đại diện theo pháp luật. Quyền sở hữu họ không có do vậy họ có thể bị thay thế nếu như có sự tranh chấp xảy ra.
6. Trong trường hợp công ty rơi vào tình trạnh vỡ nợ, phá sản thì nhà đầu tư cao chạy xa bay còn người Việt Nam đứng lại gánh chịu rủi ro đi kèm.
Như vậy, đối với những trường hợp nhờ người Việt Nam đứng tên hộ thì rủi ro pháp lý rất cao cho cả hai bên, bên nào cũng có thể chịu hậu quả không mong muốn nếu một bên không thực hiện đúng cam kết hoặc cơ quan nhà nước phát hiện ra hành vi trên. Do vậy theo quan điểm của chúng tôi nhà đầu tư và người Việt Nam nên cân nhắc kỹ giữa lợi ích và rủi ro, đặc biệt là phải lựa chọn đúng đối tác để hợp tác.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Quý khách có nhu cầu tư vấn, xin vui lòng liên hệ:
Ths.Luật, Ls. Nguyễn Quang (Mr.)
Mobile: 0985. 334. 001 / 08.8860.5269
Email: phapluatdautu@gmail.com
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tin xem nhiều
Video
Thống kê truy cập
Đang online: 2
Tổng số truy cập: 387737072
Tổng số truy cập: 387737072