Pháp Luật - Đầu Tư

10 công việc không thể bị thay thế bởi AI trong tương lai

   

AI (Artifical Intelligence – Trí tuệ nhân tạo) là mô hình, thuật toán được ứng dụng rộng rãi trong công nghệ máy tính hiện nay. Công nghệ dần trở nên phát triển vì vậy nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng AI vào mô hình công ty nhằm giảm chi phí vận hành. Đây cũng là mối lo ngại của nhiều người bởi AI phát triển có thể "thế chổ” của con người ở một số công việc. Tuy nhiên, đến hiện nay một số công việc vẫn không thể nào bị thay thế bởi AI. 

 
1. Quản lý/ Giám đốc Nhân sự (Human Resources Managers)
Tỷ lệ đào thải: 0,55%

Lý do: Chắc hẳn bộ phận Nhân sự của bất kì công ty nào đều cần một người quản lý xung đột giữa các cá nhân. Công việc này cần sự thấu hiểu tâm lý, kỹ năng quản lí cảm xúc và khả năng đàm phán. Vậy nên máy móc không thể làm việc này tốt bằng con người. Lĩnh vực này được dự đoán sẽ tăng trưởng 9% vào năm 2024 khi các công ty phát triển và cần có những cấu trúc mạnh mẽ hơn để hỗ trợ và giúp đỡ nhân viên

 
2. Quản lý/Giám đốc Sale (Sales Managers)
Tỷ lệ đào thải: 1,3%

Lý do: Người làm Sale, đặc biệt là cấp quản lý, cần có trí tuệ cảm xúc (EQ) cao để đạt được KPIs của họ mỗi tháng, tạo mạng lưới và cộng tác với khách hàng, đồng thời động viên và khuyến khích nhóm Sale lớn hơn. Các nhà quản lý cũng phải phân tích dữ liệu và diễn giải các xu hướng và năng lực cần có, thêm vào đó là khả năng thích nghi với thị trường, môi trường mới. Tất cả những yếu tố trên khiến vai trò này trở nên an toàn trước sự phát triển của AI.

 
3. Quản lý/ Giám đốc Marketing (Marketing Managers)

Tỷ lệ đào thải: 1,4%

Lý do: Các nhà quản lý Marketing phải diễn giải dữ liệu, theo dõi xu hướng, giám sát các chiến dịch và tạo nội dung. Họ cũng phải nhanh chóng thích nghi và phản ứng với những thay đổi và phản hồi từ phần còn lại của công ty và khách hàng. Điều đó khiến cho công việc này không thể bị thay thế bởi AI.

 
4. Quản lý/ Giám đốc PR (Public Relations Managers)
Tỷ lệ đào thải: 1,5%

Lý do: Các nhà quản lý PR thành công dựa vào mạng lưới các mối quan hệ và địa chỉ liên hệ để tìm kiếm vị trí báo chí và gây tiếng vang cho các công ty mà họ đại diện. Điều đó biến đây trở thành một vai trò hoàn toàn an toàn. Các nhà quản lý PR, những người phải nâng cao nhận thức về một vấn đề hoặc sứ mệnh cần sự tiếp xúc đặc biệt của con người để gây quỹ hoặc thu hút mọi người tham gia vào một chiến dịch và việc làm dự kiến ​​sẽ tăng 7% vào năm 2024.

 
5. Giám đốc điều hành (Chief Executives)
Tỷ lệ đào thải: 1,5%

Lý do: Gần như không thể tự động hóa khả năng lãnh đạo bởi đây là một công việc phức tạp và khó khăn mà AI không thể đảm nhiệm được. Giám đốc điều hành phải thông báo chiến lược rộng lớn, đại diện cho sứ mệnh và mục tiêu của công ty, đồng thời thúc đẩy đội ngũ khổng lồ làm việc cho họ. Các công ty có thể trả lời các cổ đông và hội đồng quản trị – những người có khả năng sẽ không muốn một con robot cung cấp cho họ báo cáo thu nhập.

  

 6. Tổ chức sự kiện (Event Planners)
Tỷ lệ đào thải: 3,7%

Lý do: Lập kế hoạch sự kiện là một lĩnh vực đang phát triển. Công việc của một người tổ chức sự kiện là lập kế hoạch cho một sự kiện giành cho nhân viên, khách hàng hay một sự kiện trong ngành với hàng chục nghìn người tham dự. Quá trình lập kế hoạch phức tạp đòi hỏi người làm phải làm việc với nhiều người, nhóm và bộ phận khác nhau. Người lập kế hoạch phải phối hợp và thương lượng với các nhà cung cấp, nhà thầu và diễn giả để làm cho mọi thứ trở nên thống nhất. Các kỹ năng về tổ chức và kỹ năng giao tiếp sẽ khiến điều này trở thành một vai trò gần như không thể tự động hóa.

 
7. Người sáng tạo nội dung ( nhà văn, biên kịch,…) (Writers)
Tỷ lệ đào thải: 3,8%

Lý do: Để làm người sáng tạo nội dung bạn phải luôn sáng tạo và sử dụng cảm xúc để tạo ra những nội dung ấn tượng và độc đáo. AI có thể thực hiện một số việc này với đề xuất tiêu đề, lời nhắc, viết và thông báo tự động trên mạng xã hội nhưng những nội dung yêu cầu sáng tạo cao như: các bài đăng trên blog, sách, phim,… thì AI không đủ khả năng. Vậy nên, trong tương lai ngành sáng tạo nội dung khó có thể bị thay thế bởi AI.

 
8. Phát triển phần mềm (Software Developers)
Tỷ lệ đào thải: 4,2%

Lý do: Kỹ thuật và phát triển phần mềm phức tạp và chỉ con người có thể làm được. Việc đầu tư thời gian và kỹ năng cần thiết để tạo ra các ứng dụng, phần mềm và trang web sẽ rất khó bị thay thế vì các nhân viên phát triển phần mềm cần phải thực thi hoàn hảo để tạo ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn cho khách hàng. Lĩnh vực này dự kiến ​​sẽ tăng trưởng 19% vào năm 2024. Vậy nên tin vui cho các nhân viên phát triển phần mềm, hiện tại bạn đang khá ổn.

9. Biên tập viên (Editors)
Tỷ lệ đào thải: 5,5%

Lý do: Mặc dù một phần công việc của các biên tập viên có thể được thay thế bằng AI, nhưng các biên tập viên phải kiểm tra nội dung gửi để nội dung rõ ràng, chính xác, toàn diện và độc đáo. Mặc dù có một số phần mềm có thể kiểm tra độ rõ ràng và quét đạo văn nhưng vai trò biên tập viên phải được thực hiện bởi một con người để có thể có cảm nhận giống với người đọc nhất. Bởi AI chỉ có thể kiểm tra độ chuẩn xác nhưng nói đến sự mềm mại, uyển chuyển, linh động và sử dụng cảm xúc để người đọc dễ đồng cảm thì AI không thể làm được.

 
10. Thiết kế đồ họa (Graphic Designers)
Tỷ lệ đào thải: 8,2%

Lý do: Mặc dù có một số AI có thể thực hiện những bước nhỏ trong không gian thiết kế đồ họa. Tuy nhiên thiết kế đồ họa mang tính nghệ thuật và kỹ thuật cao điều đó khiến nó trở thành một vai chỉ con người có thể thực hiện tốt. Giống như viết lách, tất cả công việc cần độc quyền và được tạo ra theo mong muốn của khách hàng vì vậy thiết kế đồ họa cần được tạo ra với một người thiết kế đồ họa thực thụ.

Theo Hubspot.com

Các tin tức khác
Hoc tap Bac
Quảng cáo 2
mua xuan
law
lawww
HOANG THANH
Tin xem nhiều
Thống kê truy cập
Đang online: 3
Tổng số truy cập: 387726789