Pháp Luật - Đầu Tư

Nộp đơn xin nghỉ việc, sếp hỏi 1 câu là bạn đủ biết tầm của sếp đến đâu, nên "dứt áo ra đi" hay nên tiếp tục gắn bó!

   

Một nhân viên đặt đơn xin nghỉ việc lên bàn sếp. Người sếp đó nên nói gì? "Tại sao em nghỉ?" "Ồ, tôi nghỉ là vì anh đấy. Tôi mệt với anh rồi. Tôi không thích cách anh giao việc. Tôi không thích cách anh làm việc. Tôi mệt mỏi vì anh lắm rồi…" Câu hỏi rất phổ biến của các vị sếp lúc này đều sẽ nhận lại những phản hồi tiêu cực, hoặc thể hiện công khai, hoặc nằm trong tâm trí của người không còn muốn gắn bó với nơi làm việc đã khiến họ mệt mỏi.

Nộp đơn xin nghỉ việc, sếp hỏi 1 câu là bạn đủ biết tầm của sếp đến đâu, nên "dứt áo ra đi" hay nên tiếp tục gắn bó!
Ảnh: Josh Langley.
 
 

"Thay đổi câu hỏi sẽ giúp thay đổi cuộc đời bạn", ông Ronald Yow – Giám đốc Học vụ của Học viện Coach Masters Academy (Singapore) chia sẻ tại sự kiện Coaching Alumni Day: Leading with Powerful Questions (Lãnh đạo hiệu quả với kỹ thuật đặt câu hỏi) mới đây.

Sự kiện được tổ chức lần đầu tiên bởi Cộng đồng Huấn luyện Việt Nam (Vietnam Coaching Community) phối hợp cùng Công ty Đào tạo Năng lực Việt (Growth Catalyst Vietnam).

Theo ông Ronald Yow, có 3 kỹ năng coaching (huấn luyện) cốt lõi gồm:

- Active Listening: Lắng nghe chủ động

- Presence: Hiện diện

- Powerful Asking: Đặt câu hỏi

"Nếu một nhà lãnh đạo muốn nhân viên thực sự tham gia vào sứ mạng của công ty, tham gia vào công việc chúng ta giao cho họ, chúng ta phải có kỹ năng này", ông Ronald nói.

Nói về sức mạnh của việc đặt câu hỏi, ông Ronald lấy ví dụ: Một nhân viên đặt đơn xin nghỉ việc lên bàn sếp, nếu là người sếp, mọi người nên nói/đặt câu hỏi gì?

"Tại sao em nghỉ?" – một học viên lên tiếng. Đây cũng là câu hỏi hầu hết các vị sếp thường đặt ra khi nhân viên của họ xin nghỉ việc.

Nộp đơn xin nghỉ việc, sếp hỏi 1 câu là bạn đủ biết tầm của sếp đến đâu, nên dứt áo ra đi hay nên tiếp tục gắn bó! - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Vậy người nhân viên xin nghỉ việc sẽ phản ứng thế nào trước câu hỏi này?

"Tôi nghỉ là vì anh đấy".

Bất cứ câu hỏi gì liên quan đến việc tìm nguyên do nghỉ việc của nhân viên đều sẽ nhận lại những phản hồi tiêu cực.

"Anh có thể làm gì khiến em thay đổi suy nghĩ không?" - một học viên đề xuất câu hỏi khác.

"Các anh chị thấy phản hồi này của tôi không? Tiêu cực phải không? Anh chị càng hỏi chừng nào, tôi càng tiêu cực chừng ấy? Là một người quản lý, anh chị có muốn điều đó xảy ra không?"


Thế nào là một câu hỏi đúng?

Một điều đơn giảm hiếm vị sếp nào nhận ra: Khi một người xin nghỉ việc, họ đã cân lên đặt xuống rất nhiều, trải qua rất nhiều trải nghiệm tiêu cực, thậm chí không lối thoát mới đi đến quyết định dứt áo khỏi nơi mình đã gắn bó có thể ít năm, có thể nhiều năm, chứ không hẳn câu chuyện lúc nào cũng là công ty đối thủ trả lương cao hơn hay offer một ví trí hấp dẫn hơn.

Nộp đơn xin nghỉ việc, sếp hỏi 1 câu là bạn đủ biết tầm của sếp đến đâu, nên dứt áo ra đi hay nên tiếp tục gắn bó! - Ảnh 3.

Ảnh minh họa. Nguồn: Goalcast.

Và vị sếp đang muốn hỏi gì một người nhân viên mang rất nhiều trải nghiệm tiêu cực đến mức phải nộp đơn xin nghỉ việc? Phần lớn mục đích câu hỏi đều nhắm tới việc tìm lý do nghỉ việc, và vô hình chung những câu hỏi với mục đích tương tự, dù thể hiện dưới nhiều ngôn từ khác nhau, sẽ khơi gợi lại QUÁ KHỨ - những vấn đề mà họ đang gặp phải, những trải nghiệm tiêu cực khiến người nhân viên bất mãn không còn muốn ở lại công ty.

Tri thức là việc có câu trả lời chính xác. Còn sự thông minh là hỏi được câu hỏi đúng.

 

Và cứ như vậy, sếp càng hỏi, phản hồi của họ càng tiêu cực, hoặc thể hiện công khai, hoặc nằm trong tâm trí của người không còn muốn gắn bó với nơi làm việc đã khiến họ mệt mỏi.

"Người sếp chỉ cần câu hỏi đơn giản thôi: Em muốn điều gì xảy ra? Điều gì anh/công ty cần phải thay đổi để em có trải nghiệm tích cực?", Giám đốc Học vụ của Học viện Coach Masters Academy gợi ý.

"Khi nghĩ đến câu hỏi người nhân viên, ý định của chúng ta là gì? Thường chúng ta muốn tìm lý do nhân sự đó nghỉ. Nhưng ý định của tôi không phải tìm lý do tại sao người đó nghỉ, mà ý định của tôi là bằng cách nào tạo ra suy nghĩ của nhân viên là họ có thể đề xuất những giải pháp để thấy thoải mái trong việc tiếp tục ở lại làm việc trong công ty. Câu hỏi này không khiến người nhân viên nghĩ về VẤN ĐỀ hay QUÁ KHỨ, mà nghĩ về GIẢI PHÁP, hướng tâm trí về TƯƠNG LAI".

Họ muốn điều gì xảy ra? Họ muốn sếp trao đổi với họ nhiều hơn. Họ muốn sếp làm điều này, điều kia, muốn sếp hỗ trợ nhiều hơn. Họ muốn sếp nói chuyện với nhân viên đàng hoàng hơn. Muốn sếp không hút thuốc. Muốn sếp đối xử công bằng hơn với họ trong công việc...

"Khi anh chị hỏi về trải nghiệm tích cực, tư duy của họ sẽ hướng đến trải nghiệm tích cực. Họ sẽ mô tả một trải nghiệm tích cực của họ sẽ như thế nào. Chúng ta đang nói về tâm trí của người xin nghỉ việc. Và tâm trí của họ trả lời câu hỏi chúng ta hỏi", ông Ronald nói.

"Thay đổi câu hỏi, thay đổi cuộc đời. Tri thức là việc có câu trả lời chính xác. Còn sự thông minh là hỏi được câu hỏi đúng. Albert Einstein từng nói: "Nếu tôi có 1 giờ để giải quyết một vấn đề mà có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của tôi, thì tôi dành 55ph đầu tiên để đặt ra những câu hỏi đúng". Thay đổi câu hỏi của anh chị, sẽ thay đổi cuộc đời nhân viên của anh chị".

"Thay đổi câu hỏi" cũng là phương án được Giám đốc nhân sự của Patagonia - doanh nghiệp có tỷ lệ nghỉ việc cực thấp, ở mức 4% một năm - áp dụng. 

Khi một nhân viên xin nghỉ việc, câu hỏi đầu tiên của bà Giám đốc nhân sự Dean Carter không phải là "Tại sao bạn quyết định rời công ty" mà là "Tại sao hồi đó bạn xin vào công ty này? Điều gì ở Patagonia khiến bạn bị thu hút, để bạn chấp nhận từ bỏ công việc lúc đó hay rời xa gia đình và tỷ tỷ thứ khác?".

"Sau khi hỏi những câu đó, tôi sẽ hỏi ‘Vậy chúng tôi có đúng như những gì anh kỳ vọng không?’ ‘Chúng tôi đã đem đến cho anh trải nghiệm gì?’ ‘Đâu là điểm khác biệt?’", bà Carter thuật lại.

Mặc dù cách đặt câu hỏi này cũng mang tính khơi gợi quá khứ, nhưng đó là những quá khứ đẹp. mang tính tích cực, chứa đựng những ấp ủ, hoài bão của những bạn trẻ hừng hực nhiệt huyết của những ngày đầu vào công ty.

Cuộc phỏng vấn như một hình thức tháo gỡ những khúc mắc của 2 bên, không hề có sự đổ lỗi. Carter nói: "Đôi lúc, cả hai bên đều khóc vì đã bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm ở Patagonia."

Bảo Bảo

Theo Trí Thức Trẻ

Các tin tức khác
Hoc tap Bac
Quảng cáo 2
mua xuan
law
lawww
HOANG THANH
Tin xem nhiều
Thống kê truy cập
Đang online: 1
Tổng số truy cập: 387726619